Kinh nghiệm mở shop quần áo hiệu quả
Mở shop quần áo được xem là một trong những mô hình kinh doanh đem lại rất nhiều lợi nhuận và sự thành công của rất nhiều thương hiệu, cửa hàng hiện nay.
Tuy nhiên, cũng có không ít những người gặp phải rất khó khăn và buộc phải từ bỏ khi không đủ kinh phí cũng như không biết cách vận hành cửa hàng phát triển như mong muốn.
Vì thế thể tránh khỏi những vấp ngã cũng như tiết kiệm được chi phí, vận hành cửa hàng phát triển thì sau đây là những kinh nghiệm mở shop quần áo kinh doanh bạn nên bỏ túi ngay.
1. Lưu ý quan trọng khi mở shop quần áo
Có 2 cách kinh doanh mở shop quần áo là mở cửa hàng kinh doanh quần áo hoặc kinh doanh shop quần áo online. Mỗi mô hình sẽ có những đặc thù riêng, cùng tìm hiểu chi tiết bạn nhé.
1.1 9 bước chuẩn bị trước khi mở shop quần áo
Kinh doanh không phải là một trò chơi giống như trong game để bạn có thể thử và làm lại nếu over. Kinh doanh là bài toán của chi phí, của công sức bạn bỏ ra và kể cả những bài toán cơ hội, rủi ro bạn phải đối mặt.
Vì thế, nên chuẩn bị kỹ lưỡng và cố gắn tìm hiểu, tích lũy thật nhiều, thật nhiều những kiến thức, kinh nghiệm để có đủ kiến thức để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Sau đây là những bước quan trọng bạn cần phải chuẩn bị nếu có ý định mở shop quần áo.
a) Nghiên cứu tiềm năng thị trường kinh doanh quần áo
Bạn không thể thành công và sẽ bán chạy hàng giống như những cửa hàng kinh doanh hiện tại nếu bạn không nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường kinh doanh quần áo hiện tại. Đây là bước quan trọng tạo tiền đề cho sự thành công cho shop quần áo của bạn về sau.
Đối với thị trường kinh doanh quần áo bạn cần khảo sát về nhu cầu của đối tượng khách hàng, giá bán tại khu vực bạn dự kiến kinh doanh đồng thời nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình là ai, họ bán hàng như thế nào?
Những số liệu càng chi tiết, càng cụ thể sẽ giúp bạn dự trù được chi phí, kế hoạch kinh doanh và tính được thời điểm hòa vốn để phân bổ nguồn vốn, chiến lược cho từng thời điểm cụ thể.
b) Xác định phân khúc đối tượng khách hàng
Thị trường kinh doanh quần áo rất đa dạng như: kinh doanh quần áo trẻ em, kinh doanh quần áo nam, nữ, kinh doanh thời trang công sở…. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những kế hoạch kinh doanh khác nhau.
Bạn cần phải lựa chọn một phân khúc đối tượng khách hàng để tập trung khai thác, đào sâu nhất có thể về những nhu cầu, mong muốn cũng như những hành vi sở thích của khách hàng để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của mình.
Càng khai thác được chi tiết và tìm ra được ngách kinh doanh phù hợp thì mức độ thành công của bạn càng cao, vì đây là lợi thế cạnh tranh của shop quần áo bạn. Hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ vấn đề này thì càng về sau bạn sẽ càng thuận lợi hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình.
c) Tìm kiếm nguồn hàng uy tín và chất lượng
Sau khi bạn đã nghiên cứu và thấu hiểu được mọi hành vi của nhóm đối tượng khách hàng tìm năng thì đây là bước quan trọng giúp bạn hiện thực hóa những ý tưởng của mình. Đó là tìm kiếm nguồn hàng, mặt hàng chất lượng để kinh doanh.
Có rất nhiều cách để tìm kiếm nguôn hàng hiện nay, tuy nhiên một lưu ý đặc biệt dành cho bạn là nên tìm kiếm và lựa chọn những dòng sản phẩm CHẤT LƯỢNG, phù hợp với mô hình cửa hàng shop quần của mình để mang lại những hiệu quả kinh doanh.
Tiêu chí chất lượng là yếu tố CỐT LÕI giúp bạn kết nối với khách hàng, giúp bạn xây dựng và phát triển cửa hàng một cách vững mạnh. Bạn không thể thành công, mọi kế hoạch của bạn sẽ bị phá vỡ nếu chất lượng quần áo không đảm bảo, hình ảnh sản phẩm không đạt…
Có 5 cách tìm kiếm nguồn quần áo chất lượng hiện nay mà bạn có thể tham khảo và tìm kiếm:
- Tìm các nguồn hàng quần áo giá sỉ trên mạng từ các shop bán sỉ, đến tận nơi kiểm tra hàng hóa và chất lượng.
- Làm đại lý cho các thương hiệu thời trang lớn, công ty phân phối thời trang chính hãng.
- Nhập quần áo đẹp từ nước ngoài như Quảng Đông, Thái Lan…
- Tự thiết kế quần áo theo style riêng, thương hiệu riêng. Đây đang là một trong những xu hướng kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn hiện nay.
d) Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Đối với mô hình kinh doanh shop quần áo thì việc lựa chọn mặt bằng là rất quan trọng. Một vị trí thuận lợi sẽ tạo điều kiện giúp bạn thu hút được đông đảo khách hàng và vận hành cửa hàng thuận tiện hơn.
Vì thế bạn cần khảo sát và lựa chọn vị trí địa lý phù hợp. Một bằng bằng shop quần áo phù hợp sẽ đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Khu vực có mật độ cư dân đông đúc, có thể là ngã ba, ngã tư trong trung tâm thành phố, đông người qua lại, đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải mái cho khách hàng,…
- Diện tích phù hợp với quy mô đủ rộng và phù hợp với dự định, kế hoạch kinh doanh của cửa hàng.
e) Xác định nguồn vốn và chi phí
Sau 4 bước khảo sát quan trọng và lên kế hoạch thì shop quần áo của bạn sẽ được hiện thực hóa được hay không là nhờ vào “tiền vốn”. Bạn cần tính toán và xác định được với kế hoạch kinh doanh của mình thì chi phí dự kiến là bao nhiêu. Từ đó chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn và bắt tay vào việc thực hiện.
Các khoảng chi phí cố định ban đầu cần đầu tư cho shop quần áo thường là:
- Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng (có thể tốn thêm chi phí đặt cọc)
- Chi phí nhập hàng
- Chi phí hoạt động: thuê nhân viên, quảng cáo, điện nước…
- Các khoản chi phí phát sinh khác.
- Đồng thời đừng quên dự trù một khoản chi phí cố định cho kế hoạch kinh doanh của bạn từ 3-6 tháng đầu.
Từ việc xác định được các khoản chi phí cố định bạn sẽ cân đối xem số vốn cần đầu tư cho mô hình của mình là bao nhiêu, mình đã có bao nhiêu, có thể vay bao nhiêu...cho đến việc hoạch định các chi phí đầu tư cần chuẩn bị là bao nhiêu, có thể tối ưu nữa không, kế hoạch xoay vòng vốn là gì, bao lâu thì hoàn vốn…
f) Đặt tên cho shop quần áo để xây dựng thương hiệu
Một cửa hàng sẽ thành công khi họ biết được khách hàng là đối tượng họ cần quan tâm và dựa vào đó để xây dựng thương hiệu cũng như nâng cao chất lượng cửa hàng, sản phẩm, dịch vụ…
Vì thế khi đặt tên shop quần áo bạn cũng nên đặt mình trong cảm nhận của khách hàng. Nên đặt tên đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, và đọc có được cảm xúc, ấn tượng. Tránh việc đặt quá dài hoặc là đặt tên rất khó đọc. Vậy để lựa chọn được những cái tên độc đáo thì bạn “kéo bài viết này về mục 2,3” để đọc nhé.
Lưu ý: Việc đặt tên shop quần áo không quá khó, cũng không tốn thời gian nhiều nhưng nó sẽ là tiền đề quan trọng giúp bạn xây dựng thương hiệu sau này, vì thế bạn nên chỉnh chu từ những việc nhỏ nhất để nhận được những thuận lợi về sau nhé.
>> Các bạn xem thêm cách đặt tên cho shop quần áo hay và ý nghĩa
g) Thiết kế và trang trí cửa hàng ấn tượng
Khâu quan trọng để giữ chân khách hàng là một shop quần áo được thiết kế và trang trí đẹp, ấn tượng. Vì thế nên dành thời gian để lựa chọn phong cách và “tỉa tút” cho đứa con tinh thần của mình thật tơm tất và hợp “gu” với khách hàng bạn nhé.
Khi thiết kế shop quần áo nên chú ý về cách trưng bày sản phẩm, lựa chọn các kệ hàng phù hợp và làm nổi bật lên những sản phẩm trên kệ, phối hợp ánh sáng, màu sắc thật hài hòa tạo không gian mở, thoáng và nổi bật lên những nhóm sản phẩm dịch vụ, giúp khách hàng thoải mái lựa chọn.
Việc trưng bày sản phẩm cũng là một trong những nghệ thuật thu hút giữ chân khách hàng và bán hàng. Các cửa hàng ngày nay thường trưng bày theo nhóm sản phẩm từ ngoài vào trong để thu hút những ấn tượng khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
h) Đừng quên trang bị thiết bị an ninh bảo vệ cửa hàng và khách hàng
Để giúp shop quần áo của bạn không rơi vào những tình huống “oái ăm” như mất đồ, không quản lý được tài sản… đồng thời cũng tạo dựng được sự chuyên nghiệp, bảo vệ khách hàng, thương hiệu của bạn thì đừng quên trang bị những thiết bị an ninh bạn nhé.
Tuy nhiên hãy sử dụng những thiết bị an ninh một cách tinh tế, khéo léo để vừa đảm bảo được quyền riêng tư của khách hàng, quyền lợi của khách hàng và bảo vệ được cửa hàng của bạn. Có thể tham khảo những shop quần áo từ các thương hiệu lớn hiện nay.
i) Đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh doanh shop quần áo
Để đảm bảo tính pháp lý của shop quần áo và những quy định của nhà nước thì đối với mô hình kinh doanh shop quần áo bạn cần phải đăng ký mô hình kinh doanh hộ cá thể.
Việc đăng ký mô hình kinh doanh này cũng khá đơn giản, bạn có thể tự nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ để đăng ký hoặc có thể sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể từ các công ty dịch vụ kế toán uy tín và chuyên nghiệp.
Trên đây là những bước cơ bản và kinh nghiệm mở shop quần áo chung của hầu hết mỗi đối tượng, tiếp theo Hoàng Phúc Pack xin chia sẻ đến bạn những lưu ý cho từng đối tượng shop quần áo riêng, vì mỗi mô hình kinh doanh sẽ hoàn toàn khác nhau. Cùng tiếp tục tìm hiểu bạn nhé.
1.2 Kinh nghiệm mở shop quần áo nam
Mô hình shop quần áo nam có những đặc thù đặc biệt riêng và không giống với bất kỳ mô hình kinh doanh shop quần áo nào khác, vì thế để mở shop quần áo nam bạn cần lưu ý những điều sau đây.
a) Lựa chọn “style” riêng cho shop
Lựa chọn phong cách riên là keyword quan trọng giúp shop quần áo nam của bạn nổi bật và cạnh tranh được với đối thủ và chắc chắn sẽ sở hữu được một lượng khách trung thành.
Hơn ai hết những quý ông thường không muốn tốn quá nhiều thời gian cho việc lựa chọn shop quần áo, lựa chọn quần áo, họ thường trung thành với một cửa hàng, shop quần áo nào đó hợp với phong cách của họ.
Điển hình là khi nhắc tới shop quần áo nam chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến:
- Adam Store => Phong cách quý ông lịch lãm
- Storehanghieu160, Bò Sữa => Phong cách trẻ trung, năng động
- Zara => sành điệu, thời thượng
Một nghiên cứu tại thị trường thời trang đã chỉ ra rằng, các shop quần áo có một phong cách riêng biệt sẽ phát triển bền vững hơn các shop thích gì bán nấy, nay đây mai đó. Vì thế nên lựa chọn được một phong cách riêng cho cửa hàng của mình để từ đó định hình và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng bạn nhé.
b) Xác định đối tượng khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh
Đi kèm với việc lựa chọn phong cách thời trang cho shop quần áo là việc xác định đối tượng khách hàng để tập trung xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì thế bạn cần rõ ràng và cụ thể được nhóm đối tượng khách hàng của shop là ai nhé.
c) Nắm bắt được tâm lý mua quần áo để tư vấn, chăm sóc tốt nhất
Thực tế, tâm lý mua hàng của nam giới cực kỳ khác với nữ giới, trẻ em và những đối tượng khác. Đối với hầu hết phụ nữ, mua sắm là dạo bộ dọc theo những con phố hay trung tâm thương mại với những cửa hàng hay quầy hàng hấp dẫn, ngắm nhìn nhiều bộ trang phục và phụ kiện bắt mắt. Họ thử, họ lựa chọn, họ thay đổi,…..
Tóm lại đối với họ việc mua sắm như một cuộc dạo chơi mà họ luôn cảm thấy thích thú và muốn tận hưởng bất cứ thời điểm nào.
Trái lại, đối với nam giới họ chỉ mua sắm khi và chỉ khi thấy món đồ đó thật sự cần thiết. Và họ lựa chọn ngay một shop quần áo hợp gu của họ trước giờ, hoặc những shop quần áo có phong cách hợp với họ và thế là họ mua. Họ không muốn tốn quá nhiều thời gian cho việc này.
Vì thế bạn cần nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của đối tượng khách hàng của mình để mang tới những dịch vụ ĐÚNG – CẦN – TỐT NHẤT và hiển nhiên họ sẽ trở thành đối tượng khách trung thành của cửa hàng.
1.3 Kinh nghiệm mở shop quần áo nữ
Nếu bạn có nhu cầu mở shop quần áo nữ thì đây là một thị trường vô cùng tiềm năng, bởi nhu cầu mua sắm của nữ giới luôn cao, chỉ cần họ thích là sẽ mua “kể cả tủ đồ họ đã có”.
Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây để mang lại sự thuận lợi và thành công cho cửa hàng của mình nhé.
a) Định hình phong cách thời trang riêng
Dù là thị trường nhiều tiềm năng nhưng bạn cũng phải xác định được phong cách thời trang riêng cho cửa hàng để tập trung khai thác được những ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Với nữ giới thì thị trường kinh doanh quần áo vô cùng đa dạng như là: thời trang công sở, thời trang đầm dạ hội, thời trang phong cách teen, thời trang quý bà… Tùy vào nhu cầu, sở thích cũng như kế hoạch kinh doanh của bạn mà lựa chọn phong cách phù hợp.
b) Cập nhật xu hướng thời trang thường xuyên
Có thể nói ngành thời trang là một trong những ngành có xu hướng thời trang thay đổi liên tục, vì thế bạn phải cập nhật xu hướng thời trang thường xuyên để bắt kịp những trend, những mẫu quần áo mới nhất để giúp khách hàng của mình tự tin tỏa sáng, từ đó doanh thu của bạn cũng luôn tăng trưởng.
Nếu bạn đi sau, hoặc bạn không cập nhật được những xu hướng mới nhất thì chắc chắc bạn sẽ bị đào thải hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Là một chủ shop quần áo nữ bạn nên đặt biệt lưu tâm điều này.
Một tip nhỏ dành cho bạn là có thể cập nhật từ những người nổi tiếng, những tin tức, trend của xã hội hoặc có thể cập nhật từ các đối thủ cạnh tranh. Thời trang nữ cũng thường có xu hướng theo mùa, bạn nên tìm hiểu kỹ phần này nhé.
c) Chiến lược kích cầu, tăng doanh thu
Có thể nói những “chị em phụ nữ” có rấ nhiều lý do để mua sắm như mua vì buồn, mua vì lễ, tiệc, mua vì muốn bắt kịp xu hướng và thậm chí là mua vì thích mua thích chứ chả cần có lý do nào.
Vì thế để giúp vận hành được thành công shop quần áo nữ bạn cần kết hợp giữa việc cập nhật xu hướng cùng những chiến lược kích cầu thông minh để mang lại hiệu quả kinh doanh nhất định. Đặc biệt là những dịp lễ, những kỳ nghĩ….
1.4 Kinh nghiệm mở shop quần áo trẻ em
Đối với shop quần áo trẻ em thì hoàn toàn khác với đặc thù của 2 mô hình trên. Vì thế ngoài việc chuẩn bị những kinh nghiệm cơ bản ở phần 4.1 thì bạn cần lưu ý những điều sau đây.
a) Lựa chọn phân khúc đối tượng quần áo trẻ em cho shop
Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi là mở shop quần áo dành cho trẻ em thì hiển nhiên đối tượng khách hàng là trẻ em và cần gì phải lựa chọn phân khúc đối tượng khách hàng đúng không nào?
Câu trả lời trên là đúng nhưng chưa đủ vì trẻ em chúng có nhiều độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, phong cách thời trang khác nhau. Và như đã chia sẻ bên trên, bạn có thể mở shop quần áo trẻ em với tất cả mọi mặt hàng trên.
Nhưng hiển nhiên hiệu quả sẽ không cao bằng việc bạn tập trung lựa chọn một nhóm đối tượng khách hàng để khai thác và triển khai kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Chưa kể tới việc đầu tư vốn cho một phân khúc sẽ đỡ tốn kém hơn nhiều so với “tràn lan”.
Bạn có thể dựa vào cân nặng, độ tuổi, giới tính, phong cách mặc quần áo để lựa chọn và xác định được đối tượng khách hàng mình mong muốn xây dựng cho cửa hàng nhé.
b) Lựa chọn quần áo có chất lượng tốt, an toàn
Có thể nói da con trẻ luôn vô cùng nhạy cảm, chúng rất dễ mẫn cảm khi bị tác động từ quần áo, vì thế các bố mẹ thường ưu tiên lựa chọn những loại quần áo chất lượng, vải mềm, mát….
Dựa vào những tiêu chí đó để bạn lựa chọn được nhà cung cấp sản phẩm uy tín, an toàn và có chất lượng phù hợp cho shop quần áo.
1.5 Chiến lược kinh doanh shop quần áo sau khi mở
Sau khi hoàn tất khâu cuối cùng cho việc mở shop quần áo bạn cần bắt tay vào việc tiếp cận đối tượng khách hàng và bán hàng để mang lại hiệu quả, doanh thu nhất định cho cửa hàng. Sau đây là những bước chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh shop quần áo nhu sau:
a) Kế hoạch marketing, quảng cáo
Shop quần áo của bạn sẽ không thể tiếp cận được khách hàng và phát triển nếu không có chiến lược quảng cáo, marketing cụ thể. Vì thế công đoạn lập kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trong thời đại 4.0, mọi thứ đều có thể tìm kiếm trên mạng Internet. Vì thế bạn có thể tiếp cận khách hàng của mình thông qua các kênh mạnh xã hội như facebook, instargram…. Và có thể xây dựng cho mình một website shop quần áo để quảng bá riêng.
Bạn liên tục cập nhật những hình ảnh sản phẩm, mẫu mới, những feedback khách hàng cũng như những chương trình khuyến mãi của shop quần áo để kích cầu khách hàng.
Một sai lầm lớn nhất của các chủ shop quần áo mới mở là không tiếp thị quảng cáo hoặc dừng quảng cáo để tiết kiệm chi phí khi khách hàng đã ổn định. Có thể việc kinh doanh quần áo cũng khá dễ dàng, tuy nhiên sự cạnh tranh của thị trường vô cùng lớn.
Việc dừng tiếp thị đồng nghĩa với việc đối thủ sẽ có thêm cơ hội để vợt khách hàng của bạn. Và cũng chả có gì đảm bảo là shop của bạn sẽ lợi thế hơn hoặc giữ chân khách hàng lâu hơn…
Vì thế thay vì dừng quảng cáo để tiết kiệm chi phí thì hãy tối ưu hóa chiến lược quảng cáo, hãy đẩy mạnh chiến lược để doanh thu tăng trưởng nhiều hơn để bù lại chi phí đã bỏ qua và shop quần áo ngày một phát triển mạnh hơn.
b) Kế hoạch bán hàng tại cửa hàng (upselling)
Việc kết hợp những chương trình bán hàng tại cửa hàng sẽ là một kế hoạch thông minh giúp bạn tăng thêm doanh số, đồng thời mang lại những hiệu quả nhất định sau bao công sức tiếp cận khách hàng từ kênh online. Vì thế đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” khi khách hàng ghé shop quần áo bạn nhé.
Nếu muốn gia tăng được doanh số, bạn phải chuyển qua gia tăng giá tiền mà khách thanh toán trên mỗi đơn hàng. Khái niệm này trong kinh doanh gọi là Upselling. Kinh nghiệm cho việc này là khi tư vấn cho khách hàng nên kết hợp những chương trình như thế nào để giúp khách hàng có thể mua thơm nhiều sản phẩm.
Bạn có thể hướng dẫn cách mix những món đồ đó lại với nhau, bạn có thể lên những chương trình mua combo giảm giá…. Nhưng lưu ý rằng, phải tư vấn cho khách hàng một cách chân thật và mang lại lợi ích cho khách hàng chứ đừng cố nhồi nhét hoặc bán hàng bạn nhé.
Hãy thật tinh tế và thông minh để mang lại lợi ích cho khách hàng và cả shop quần áo của mình nhé.
c) Thuê và tranning nhân viên về văn hóa, cách bán hàng
Khi cửa hàng đã lớn mạnh hoặc cần nhiều nhân viên hơn để vận hành cửa hàng thì việc thuê nhân viên là vô cùng quan trọng và thiết yếu. Tuy nhiên bạn cũng nên xây dựng văn hóa shop quần áo từ cách tư vấn, từ việc tiếp cận khách hàng để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, dù là shop nhỏ để thể hiện sự chuyên nghiệp.
Đồng thời đừng quên truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên để họ thực hiện tốt nhất công việc của mình bạn nhé. Luôn nhớ rằng, nhân viên là đồng đội, là bạn đồng hành giúp shop của bạn phát triển chứ đừng để họ chỉ làm việc và không có niềm vui.
d) Học cách tương tác và giữ chân khách hàng cũ
Việc giữ chân khách hàng cũ là phương pháp tối ưu đỉnh cao trong kinh doanh. Một khách hàng cũ có thể giới thiệu nhiều khách hàng mới cho bạn, vì phần lớn bạn bè của họ cũng sẽ có sở thích, phong cách giống họ.
Thông qua cách này bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí quảng cáo và bớt đau đầu hơn trong việc luôn tìm kiếm khách hàng mới. Vì thế hãy tạo ra những ưu đãi, giảm giá hấp dẫn cho khách hàng cũ mỗi dịp lễ tết hay sinh nhật. Tạo ra thẻ tích điểm cũng là một cách được nhiều shop quần áo hiện nay áp dụng.
e) Quản lý dòng tiền của cửa hàng thông minh
Sau cùng bạn cần phải biết cách quản lý dòng tiền của shop, cách vận hành cửa hàng, nhập hàng để đảm bảo luôn nhập những mặt hàng mới nhất, chất lượng và dòng tiền của bạn vẫn luôn ổn định.
Một trong những cách các shop quần áo hiện nay sử dụng nhiều nhất để tiết kiệm chi phí và vận hàng dòng tiền khi mới mở là: lấy quần áo giá sỉ, thỏa thuận chính sách đổi trả hàng,…. Bạn có thể tham khảo để giảm được các khoản chi phí ban đầu.
Sau tất cả thì trong giai đoạn khởi đầu của sự kinh doanh, mở shop quần áo thì khối lượng công việc cực kỳ nhiều và các khoản chi phí vô cùng lớn, vì thế bạn cần phân bổ nguồn lực và chi phí như thế nào cho hợp lý, việc nào ưu tiên và quan trọng cần làm trước, việc nào nên làm tiếp theo đó… để sử dụng nguồn lực và chi phí phù hợp, đảm bảo vận hành hiệu quả kế hoạch kinh doanh.
2. Kinh nghiệm mở shop quần áo online
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày một phát triển mạnh kéo các hình thức kinh doanh online ngày một phổ biến. Trong đó việc kinh doanh quần áo, thời trang online là một trong những nghề được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn.
Việc lựa chọn mô hình mở shop quần áo online sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí như thuê mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí trang trí cửa hàng..... Tuy nhiên để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh nhất định cũng như hạn chế những rủi ro cần thiết thì bạn phải lưu ý những điều sau đây.
2.1 Xây dựng kênh online cho shop quần áo
Shop quần áo của bạn là online thì chắc chắn sẽ không có ai biết đến shop online của bạn nếu không biết cách quảng cáo cửa hàng và các sản phẩm của bạn. Vì thế cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc tiếp cận khách hàng để bán được hàng như thế nào.
Xu hướng marketing quần áo phổ biến hiện nay là tham gia các kênh trực tuyến có khả năng tiếp cận tâp khách hàng rộng lớn, như: xây dựng website bán quần áo online, tạo cửa hàng ở các sàn thương mại điện tử (Shopee, Sendo, Lazada, Tiki,…), xây dựng các kênh bán hàng trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
a) Website shop quần áo
Một website bán quần áo chuyên nghiệp không chỉ là cầu nối giúp bạn tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet mà còn mở ra cơ hội kết nối với rất nhiều khách hàng, nhà cung cấp ở nhiều tỉnh thành khác nhau.
Việc tạo một website bán hàng hiện nay không quá khó, bạn có thể tự thiết kế website bán hàng với những templet miễn phí hoặc có thể thuê những đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn.
Trên website khi thiết kế có thể tích hợp các chương trình khuyến mãi, các coupon,…. để giữ chân khách hàng lâu hơn và chuyển đổi tỉ lệ khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng cho bạn.
b) Tạo các cửa hàng trên các trang thương mại điện tử Shopee, Sendo, Lazada, Tiki
Các sàn thương mại điện tử có lượng khách hàng truy cập mỗi ngày cực kỳ lớn, vì thế đây là một trong những kênh vô cùng tiềm năng để giúp bạn có thể thực hiện những chiến lược tiếp cận khách hàng tại các trang này.
Bạn có thể chọn một trong những trang thương mại điện tử trên và tạo gian hàng miễn phí riêng cho mình. Các trang thương mại điện tử luôn có đội ngũ hỗ trợ, support bạn để có những chiến lược phát triển gian hàng phù hợp nhất.
c) Facebook và Instagram
Một trong những kênh bán quần áo hiệu quả nhất hiện nay là facbook và instagram. Bạn có thể tiến hành tạo những Profile facebook và instagram cho cửa hàng mình với những hình ảnh đẹp để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng.
Đồng thời, để tiếp cận và muốn thu hút khách hàng thì bạn có thể tiếp thị bằng cách tạo những bài viết sản phẩm, bài review thật ấn tượng để quảng cáo đến khách hàng.
2.2 Thiết kế chương trình marketing, bán hàng hiệu quả
Sau khi tạo những kênh bán hàng thành công bạn cần chuẩn bị những hình ảnh sản phẩm đẹp, những chương trình bán hàng với nhiều ưu đãi, cụ thể như sau:
a) Chụp ảnh quần áo thật đẹp, ấn tượng
Sử dụng hình ảnh đẹp, hấp dẫn luôn là cách bán quần áo online trên Facebook hiệu quả để thu hút khách hàng khi bán quần áo online bởi trên thực tế không ai muốn khoác lên mình một bộ đồ trong thật xấu xí cả.
Tuy nhiên bạn phải biết cách chụp ảnh sản phẩm đồng thời vẫn giữ lại độ chân thật của hình ảnh để tạo niềm tin cho khách hàng. Ngày nay xu hướng quay video khi mặc các mẫu quần áo được đánh giá với sự tin tưởng và chân thực cao hơn. Bạn có thể tham khảo cách này.
b) Xây dựng chương trình bán hàng với nhiều ưu đãi
Giữa thời buổi cạnh tranh như hiện nay, bạn cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược quảng cáo, chương trình ưu đãi liên tục để tiếp cận khách hàng thường xuyên, tăng tỉ lệ chuyển đổi và mang lại hiệu quả kinh doanh cho shop quần áo online bạn nhé.
c) Chăm sóc khách hàng sau khi mua và xin feedback phản hồi
Ngoài việc tư vấn khách hàng nhiệt tình, sau khi mua hàng bạn cần phải tương tác và trao đổi với khách hàng để hỏi thăm họ về sản phẩm, sự phù hợp và hài lòng như thế nào và đừng quên xin những feedback phản hồi để nâng cao chất lượng phục vụ của cửa hàng và tạo niềm tin với khách hàng khác bạn nhé.
Bạn cũng có thể thiết kế những chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt dành cho những khách hàng cũ, khách hàng trung thành như thẻ tích điểm, thẻ giảm giá, chương trình ngày lễ cho họ. Họ sẽ quay lại mua thêm những sản phẩm khác từ bạn, thậm chí còn dẫn người thân, bạn bè tới mua thêm nếu họ thấy ưng ý.
3. Chú ý việc đóng gói quần áo khi mở shop
Cuối cùng, sau bao nỗ lực bạn đã có thể chốt được những đơn hàng thành công thì phải chú trọng đóng gói cẩn thận để đảm bảo rằng mang đến những chất lượng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Vì thế các chủ shop quần áo nên lựa chọn những loại bao bì đóng gói phù hợp.
Sau đây là các loại bao bì đóng gói được sử dụng phổ biến hiện nay:
3.1 Túi ni lông đựng quần áo
Túi ni lông đựng quần áo là một trong những loại bao bì đóng gói phổ biến hiện nay, tùy vào từng nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn loại túi phù hợp. Các loại túi nilong đựng quần áo thường gồm:
- Túi hột xoài: sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho cả chủ shop online và cả offline.
- Túi T-shirt 2 quai: sử dụng phổ biến cho các khách hàng khi đến cửa hàng, đến shop quần áo.
- Túi zipper: sử dụng cho các loại quần áo đóng gói xuất khẩu, các sản phẩm thời trang cao cấp.
- Túi niêm phong: thường sử dụng cho các shop quần áo online.
3.2 Thùng carton đóng gói quần áo
Thùng carton đựng quần áo thường sử dụng trong việc đóng gói các kiện hàng, đơn hàng lớn, thùng được thiết kế theo yêu cầu và kích thước riêng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Ngoài công dụng đóng gói và bảo vệ chất lượng quần áo thì các loại túi nilon, thùng carton còn có vai trò đồng bộ bộ nhận diện thương hiệu, giúp quảng bá được hình ảnh, sản phẩm của chủ shop vì thế bạn nên thiết kế và in ấn các mẫu bao bì thật đẹp mắt và ấn tượng nhé.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế túi nilon đựng quần áo, hộp carton nhỏ để ship hàng thì liên hệ ngay Hoàng Phúc Pack để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Với kinh nghiệm thực tế từ việc sản xuất, in ấn và là đơn vị sản xuất trực tiếp, Hoàng Phúc Pack luôn mang đến những sản phẩm chất lượng vượt trội, đẹp mắt.
Các sản phẩm bao bì tại Hoàng Phúc được sản xuất đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, kích thước để mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.
Hơn thế nữa giá cả lại phải chăng, chất lượng luôn cam kết đảm bảo vì lợi thế là nhà sản xuất. Vì thế đừng ngần ngại liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất khi có nhu cầu nhé.
Cuối cùng là nếu có thể bạn hãy thử thiết kế kèm theo những tấm thiệp xinh xinh để thể hiện sự quan tâm và mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Khâu đóng gói này vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự quay lại hay giới thiệu khách hàng mới cho cửa hàng của bạn, vì thế đừng quên đầu tư và chỉnh chu từng chút một bạn nhé.
Mọi công sức bỏ ra đều xứng đáng nhận được thành quả.
Trên đây là những thông tin bài viết về kinh nghiệm mở shop quần áo, đặt tên shop quần áo, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, nếu bạn còn thắc mắc gì có thể để lại thông tin bên dưới để được giải đáp và tư vấn nhanh nhất nhé.
>> Các bạn xem thêm cách đóng gói bao bì sản phẩm