Thuế nhập khẩu túi ni lông
Bạn đang sản xuất và kinh doanh túi ni lông và cần tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu túi ni lông? Bạn đang thắc mắc thuế nhập khẩu túi ni lông là bao nhiêu? Thuế bảo vệ môi trường với túi pe được tính như thế nào? Mã hs túi ni lông là bao nhiêu? Cùng Hoàng Phúc Pack tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé.
1. Mã hs túi ni lông là bao nhiêu?
Mã hs túi ni lông là một mã số quy định riêng dành riêng cho mặt hàng/ sản phẩm túi ni lông dựa vào tính chất, đặc tính, thành phần cấu tạo của túi ni lông.
Mã hs túi ni lông được Tổ chức Hải quan thế giới quy định để áp dụng trong việc phân loại túi ni lông, định giá và các vấn đề liên quan đế hồ sơ xuất – nhập khẩu bao bì túi ni lông. Dựa vào các mã hs phân loại này sẽ dễ dàng kiểm soát được những vấn đề liên quan đến từng mặt hàng cụ thể khi xuất nhập khẩu.
1.1 Mục đích Mã HS Code
Mã hs code có vai trò quan trọng trong việc làm cơ sở cho các việc dưới đây:
- Biểu thuế suất hải quan.
- Thu thập các số liệu thống kê về thương mại quốc tế.
- Quy tắc xuất xứ nguồn gốc sản phẩm
- Thu thuế trong nước của các doanh nghiệp.
- Thỏa thuận thương mại quốc tế giữa các nước(ví dụ lịch trình của Tổ chức thương mại thế giới về các nhượng bộ thuế quan) giữa các quốc gia theo các quy chế như tối huệ quốc chẳng hạn.
- Biểu thuế và thống kê vận tải.
- Điều chỉnh việc kiểm soát hàng hóa (ví dụ chất thải, ma túy, vũ khí hóa học, các chất phá hủy tầng ozôn, các loài sinh vật đang chịu rủi ro cao v.v)
- Kiểm soát và thủ tục hải quan liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, kể cả các rủi ro liên quan.
1.2 Vậy mã hs túi ni lông là bao nhiêu?
Dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2020 thì mã hồ sơ hscode của túi ni lông gồm:
- – Phần VII: Plastic và các sản phẩm bằng Plastic, cao su và các sản phẩm bằng cao su
- – – Chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic.
- – – – Nhóm 3923: Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác, bằng plastic. Bao bì và túi (kể cả loại hình nón)
- – – – – Phân nhóm 392329 – Các loại Plastic
- – – – – – 39232990 – Các loại túi ni lông dùng để đóng gói hàng hóa từ hỗn hợp LLDPE và TERPP, túi PE, túi PP, túi OPP, túi đựng mỹ phẩm, túi đựng hồ sơ, túi hai quai, túi nhôm, túi đựng cà phê….
Vậy Mã HS code túi ni lông chung là: 39232990.
2. Thuế nhập khẩu túi ni lông là bao nhiêu?
Các loại túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin).
Các loại bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
2.1 Thuế nhập khẩu túi ni lông
Đối với mặt hàng túi ni lông, khi xuất nhập khẩu thì các đơn vị doanh nghiệp phải đóng một khoản thuế nhất định như sau:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% dựa theo nghị định 83/2014/TT-BTC
- Thuế nhập khẩu thông thường mặt hàng túi ni lông: 22.5% dựa theo nghị định 45/2017/QĐ-TTg
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15% theo nghị định 125/2017/NĐ-CP. Mức thuế ưu đãi này được áp dụng trong trường hợp bạn xuất – nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
2.2 Thuế bảo vệ môi trường với túi pe
Căn cứ Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010; Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội; Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính thì túi ni lông là mặt hàng phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
Mức thuế bảo vệ môi trường với túi PE mà các doanh nghiệp phải chi trả là: 40.000 đồng/kg – 50.000 đồng/ kg.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của các doanh nghiệp tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan.
Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
3. Thủ tục nhập khẩu túi ni lông gồm những gì?
Với bất kỳ một sản phẩm nào khi xuất nhập khẩu cũng cần phải có những thủ tục nhất định. Nếu bạn có nhu cầu nhập khẩu túi ni lông thì cần chuẩn bị các hồ sơ thủ tục nhập khẩu dưới đây:
3.1 Xác định hs code và thuế xuất khi nhập khẩu túi ni lông
Mỗi sản phẩm đều có một mã hs code với các quy định, yêu cầu về xuất nhập khẩu khác nhau, chính vì thế nếu bạn muốn xuất – nhập khẩu túi ni lông thì phải xác định được mã hs code để và các yêu cầu theo định xuất nhập khẩu của ngành hải quan về mặt hàng này.
Mã hs code của túi ni lông là 39232990. Thuế xuất – nhập khẩu túi ni lông hiện nay là 10% (VAT) và thuế ưu đãi là 15%
3.2 Hồ sơ hải quan khi nhập khẩu túi ni lông
Để nhập khẩu túi ni lông bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ để đăng ký và xác nhận với cụ hải quan. Sau đây là những hồ sơ cơ bản bạn cần chuẩn bị để khai báo với hải quan khi cần xuất – nhập khẩu túi ni lông:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
- Bill of Lading (hay còn gọi là vận đơn đường biển): được hiểu là chứng từ vận chuyển do người vận chuyển đường biển lập ra hoặc do đại diện của họ lập, kí và giao cho người giao hàng hoặc chủ hàng để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng giữa người mua và người bán.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O - nếu có)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Lưu ý: Trên đây là giấy tờ hồ sơ cơ bản bạn cần chuẩn bị trước khi nhập khẩu, bạn nên liên hệ các đơn vị tư vấn hồ sơ xuất nhập khẩu để được giải đáp thắc mắc và cập nhật thông tin mới nhất (các nghị định hoặc hồ sơ được thay đổi và cập nhật liên tục) giúp bạn hoàn thành hồ sơ nhập túi ni lông nhanh nhất, tránh ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
3.3 Chi phí và thời gian nhập khẩu túi ni lông
Chi phí nhập khẩu túi ni lông được tính dựa vào 2 yếu tố là chi phí vận chuyển và thuế.
- Chi phí vận chuyển được tính dựa vào đặc tính hàng hóa và loại hình vận chuyển. Mỗi loại hình vận chuyển sẽ có cách tính khác nhau. Bạn nên xác định được hình thức vận chuyển và trao đổi với cục hải quan hoặc các đơn vị vận chuyển trực tiếp để tính được chi phí vận chuyển.
- Thuế xuất nhập khẩu túi ni lông tính tới thời điểm hiện tại là: Thuế VAT là 10%. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của là 15%. Ngoài ra bạn còn phải chịu mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này. Tùy vào số lượng nhập thì số tiền thuế sẽ có sự thay đổi khác nhau. Hiện nay, thuế bảo vệ môi trường các doanh nghiệp phải trả cho mặt hàng nhập khẩu túi ni lông là: 40.000 đồng/kg – 50.000 đồng/ kg.
Thời gian nhập khẩu sẽ liên hệ mật thiết với thời gian làm hồ sơ, thủ tục cũng như phương tiện vận chuyển mà bạn lựa chọn.
Ngoài ra tính chất của hàng hóa cũng ảnh hưởng đến thời gian nhập khẩu. Tùy vào tính chất hàng hóa như: trọng lượng, số lượng, kích thước,hình dáng…và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế từ đó có thể lựa chọn loại hình vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh….
Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Vì thế tùy vào mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có sự lựa chọn cho riêng mình.
>> Quý khách xem thêm dịch vụ in túi ni lông tphcm